Skip to content

CÁCH VỆ SINH GIÀY BẢO HỘ ĐÚNG CÁCH, ĐƠN GIẢN NHẤT

Ziben Vietnam 14.11.2022218 lượt đọc
Chúng ta thường nói: “Của bền tại người”. Điều đó lại càng đúng đắn hơn bao giờ hết vời giày bảo hộ. Bởi do môi trường làm việc nên giày bảo hộ thường xuyên bị bám bẩn. Nếu bạn ngó lơ việc vệ sinh giày thì dù đôi giày của bạn có cao cấp đến mấy, chúng cũng nhanh chóng bị hư hỏng. Vì thế, nằm lòng ngay cách vệ sinh giày bảo hộ đơn giản, hiệu quả dưới đây sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ giày đáng kể.

Tác hại của bùn, đất đối với giày bảo hộ

Giày bảo hộ thường gắn với môi trường làm việc nhiều bụi, đất, xi măng,… Những chất bẩn trên khi ở trạng thái khô, có tính thấm hút khá cao. Đối với những giày bằng da thật, không có lớp phủ PU, những chất bẩn trên khi bám vào sẽ dần hút đi lượng dầu và độ ẩm trong da giày. Lượng dầu và độ ẩm này nếu theo thời gian bị mất đi càng nhiều sẽ khiến da giày bị khô. Và khi da giày bị khô, bề mặt da sẽ xuất hiện các vết nứt.

8QqzMc.jpg (219 KB)

Thậm chí, ngay cả khi chúng ta có giữ giày kỹ và ít bám bẩn đi chăng nữa thì trong quá trình sử dụng lượng dầu và độ ẩm trong da cũng sẽ tự bốc hơi dần. Và cách đơn giản nhất, để bạn bổ sung lớp dầu cho da giày là sử dụng xi đánh giày.

Tuy nhiên, với những trường hợp giày bảo hộ bị bám bẩn nhiều hoặc bị dính hóa chất thì phải làm như thế nào?

 Cách vệ sinh giày bảo hộ sạch sẽ

Vệ sinh sơ qua với khăn giấy ướt

Khi phát hiện ra giày bị bẩn, bạn nên nhanh chóng dùng khăn giấy ướt để lau qua bề mặt, khăn ướt sẽ giúp lấy đi một phần vết bẩn đồng thời giúp công việc vệ sinh giày tiếp theo nhẹ nhàng hơn.

Bạn nên ưu tiên chọn lựa khăn giấy không cồn, để đảm bảo khi lau sẽ không ảnh hưởng đến bề mặt giày da.

Xử lý giày bị dính bùn đất

Nếu đôi giày thể thao của bạn bị dính bùn đất, hãy để bùn đất trên giày khô hẳn. Sau đó, đập nhẹ đôi giày xuống nền, để bùn đất trên giày rơi ra. Bạn cũng có thể dùng bản chải khô, để làm rơi bớt lớp bùn đất. Sau đó, hãy tháo dây giày và giặt riêng phần dây giày.

Xử lý giày bị ướt nhẹp

Không thể tránh khỏi có những ngày mưa tầm tã và chẳng may đôi giày bảo hộ của bạn bị ướt nhẹp. Trong trường hợp này, bạn có thể xử lý như sau:

  • Tháo dây giày, để giày được nới lỏng hết cỡ, nhằm giúp việc cởi giày được dễ dàng nhất. Bởi giày ướt sẽ khiến việc cởi giày trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
  • Lấy miếng lót ra khỏi giày và giặt riêng.
  • Dùng giấy báo cũ vò lại và nhét vào bên trong giày. Giấy báo cũ có tác dụng hút ẩm, giúp phần trong của đôi giày khô nhanh hơn. Treo giày ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng mặt trời.

Các bước cơ bản để giặt giày

ju.jpg (303 KB)

Bước 1: Làm ướt giày bằng nước sạch

Bước 2: Làm sạch giày bằng dung dịch tẩy rửa giày chuyên biệt. Tuyệt đối không ngâm giày vào dung dịch tẩy rửa, vì điều này có thể khiến lớp da trên bề mặt giày bảo hộ bị bong tróc.

Bước 3: Làm sạch giày bằng nước sạch. Xả sạch giày bằng nước sạch, để loại bỏ hoàn toàn các chất tẩy rửa. Lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên xả trước bằng nước ấm, sau đó dùng nước lạnh, để rửa trôi toàn bộ dung dịch nước tẩy rửa.

Bước 4: Phơi giày. Phơi giày trong bóng râm, để tránh tình trạng nắng gắt có thể khiến giày bị bạc màu.

Nếu đôi giày bảo hộ của bạn có màu trắng, bạn nên đắp 1 lớp giấy ăn lên toàn bộ bề mặt giày, rồi làm ẩm lớp giấy, sau đó mới đem giày phơi khô trong mát. Bằng cách này, bạn có thể giải quyết được tình trạng giàu bị tích tụ các vết ố trên bề mặt sau khi khô.

Một số lưu ý khi vệ sinh giày bảo hộ 

Sử dụng giấm và baking soda để vệ sinh giày

Thay vì sử dụng các dung dịch nước tẩy rửa, trong một số trường hợp bạn có thể thay thế bằng baking soda và giấm. Ngoài tác dụng làm sạch, hỗn hợp này còn giúp khử mùi cực kỳ hiệu quả.

Bạn cho một ít baking soda vào chén sạch rồi hòa thêm 1 ít giấm, để tạo thành hỗn hợp sệt. Sau đó, làm ướt giày và bôi hỗn hợp này lên giày. Nếu giày bị bẩn nhiều, bạn nên để hỗn hợp này trên giày từ 15-20 phút, để chúng khô rồi mới tiến hành vệ sinh.

Không dùng những nguồn nhiệt độ cao để làm khô giày

Như máy sấy để làm khô giày. Nhiệt độ cao sẽ làm khô da, khiến da dễ bị nứt đồng thời làm giảm bộ bền của đế giày.

Hãy giặt giày bằng tay thay vì mặt giày

Máy giặt sẽ khiến đôi giày bạn mất phom dáng. Hơn nữa, việc tác động lực quá mạnh có thể khiến đôi giày của bạn nhanh hỏng hơn.

Hy vọng, với những chia sẻ trên đây về cách vệ sinh giày đã giúp bạn bỏ túi thêm cho mình những kinh nghiệm làm sạch giày hiệu quả. Nếu có mẹo hay làm sạch giày nào khác, hãy chia sẻ cho chúng tôi biết rằng cách để lại bình luận bên dưới bài viết. Chúc các bạn thành công!

5/5 (1 bầu chọn)