Skip to content

Sơ Cứu Người Bị Điện Giật Đúng Cách An Toàn Không Phải Ai Cũng Biết

Ziben Vietnam 17.02.2023402 lượt đọc
Chúng ta nên trang bị kiến thức sơ cứu người bị điện giật để hạn chế thấp nhất các biến chứng nặng khi bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời và đúng cách.

Chúng ta nên trang bị kiến thức sơ cứu người bị điện giật để hạn chế thấp nhất các biến chứng nặng khi bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời và đúng cách.

Theo nghiên cứu chỉ ra rằng: bệnh nhân bị điện giật tùy vào cường độ dòng điện và vị trí cơ thể có dòng điện đi qua sẽ gây ra những cấp độ nguy hiểm khác nhau ( như bỏng do điện phát nổ , trụy tim, cụt tứ chi, bệnh nhân bị điện giật từ trên cao té ngã dẫn đến chấn thương sọ não, mất trí nhớ, nghiệm trọng hơn là mất mạng). Nếu được hỗ trợ sơ cưu kịp thời khả năng sống sót là trên 90%, tuy nhiên nếu sau 5 phút không được sơ cứu kịp thời và đúng cách sẽ dễ tử vong

20211216_so-cuu-nguoi-bi-dien-giat-3_1-.png (387 KB)

Cùng xem qua những bước sơ cứu cho người bị điện giật

Vậy thì làm cách nào để sơ cứu người bị điện giật đúng cách và nhanh nhất hãy để ZIBEN VIỆT NAM chia sẻ các hướng dẫn sau đây:

I. LƯU Ý TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH SƠ CỨU:

Trong tình huống này bạn cần hết sức bình tĩnh không nên hoản loạn dẫn đến những quyết định sai lầm gây nguy hiểm cho tính mạng nạn nhân và bản thân là điều không đáng có.

Trước khi tiến hành sơ cứu điện giật hãy lưu ý nhứng điều quan trọng sau đây:

  • Điều đầu tiên cần nhanh chóng tìm chỗ đóng/ ngắt nguồn điện như cầu dao điện, rút dây điện ra khỏi ổ cắm đây là bước cực kỳ quan trọng. Khi bạn ngắt nguồn điện càng sớm thì mức độ ảnh hưởng sẽ càng giảm, tổn thương nhẹ ,việc cứu chữa nạn nhân sẽ dễ hơn và hồi phục nhanh hơn, tuy nhiên nếu để nạn nhân bị điện truyền càng lâu thì mức độ nghiêm trọng biến chứng càng nặng, rất khó điều trị và để lại nhiều di chứng. Không nên hấp tấp chạm trực tiếp vào người bị điện giật khi chưa ngắt nguồn điện việc này dẫn đến bạn sẽ bị giật dây chuyển hoặc bị điện hất văng ra xa gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Trường hợp bạn không biết nguồn điện đang bắt nguồn từ đầu để đóng/ ngắt, hay kiếm vật thể cách điện như sào tre , ống nhựa, cao su, thanh gỗ khô hất vật nhiễm điện ra khỏi nạn nhân tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Tuyệt đối không dùng tay chân không có đồ bảo hộ cách điện tiếp xúc trực tiếp nạn nhân, việc này dẫn tới việc bị điện giật theo, đối với dòng điện trung và cao thể bạn có thể bị văng ra xa và bị giật rất nguy hiểm.

dien-giat-nhe-co-sao-khong1.png (383 KB)

 

Điện giật gây ra những tác hại khôn lường

  • Nếu nạn nhân đang ở trên cao hãy chuẩn bị vât dụng hứng đỡ, không để nạn nhân bị rơi xuống đất dẫn đến gãy xương, chấn thương sọ não...

  • Nếu nạn nhân bị điện giật khu vực có nước hãy tìm cách ngắt nguồn điện, tuyệt đối không lại gần nạn nhân khi chưa ngắt điện, khi đi tìm nguồn điện để ngắt hay mang dày ủng cao su và găng tay cao su ngắt điện để không bị điện rò rỉ giật mà bạn không rõ điện đang nhiễm đến các vật thể xung quanh.

  • Nếu là nguồn điện cao thế bạn hãy gọi báo ngay cho bên điện lực đến xử lý nguồn điện để đảm bảo an toàn và tránh xa khu vực đó trước khi bên điện lực đến ngắt nguồn điện.liên hệ cấp cứu đến đễ cấp cứu nhanh chóng cho nạn nhân, không đi chân đất và tiếp xúc gần khu vực chưa cắt nguồn điện

  •  Nếu trường  hợp nạn nhân bị giật điện đnag ở trong xe ô tô, hướng dẫn nạn nhân ngồi yên trong xe sau đó tìm cách ngắt nguồn điện nhanh nhất có thể, gọi người đến trợ giúp, trường hợp điện áp quá cao dễ xảy ra cháy nổ nguy hiểm hãy gọi nhanh cho bên điện lực đến ứng cứu kịp thời.

  • Gọi ngay cho điện lực, cưu thương (Điện lực: 03203.992.000 , Cảnh sát PC&CC: 114 , bệnh viện 119 để yêu cầu điện lực ngắt điện , chú ý bão rõ địa chỉ nơi nạn nhân bị điện giựt) gọi bác sĩ đến để tiến hành kiểm tra , chữa trị và chăm sóc kịp thời

II. TIẾN HÀNH SƠ CỨU NẠN NHÂN BỊ ĐIỆN GIẬT:

Ngay sau khi tách được nạn nhân ra khỏi nguồn điện, chúng ta bắt đầu cấp cứu người bị điện giật như sau:

Kiểm tra tình trạng và mức độ bị điện giật của nạn nhân: vẫn còn nhận thức và tỉnh táo, bị mất nhận thức thở khó hoặc ngừng thở

Người bị điện giật vẫn còn nhận thức:

Nhẹ nhàng đưa nạn nhân ra chỗ khô ráo khoáng và bằng phẳng, đặt nạn nhân nằm xuống cẩn thận. Không được để nạn nhân bị ngã, va chạm mạnh hay bị các vật cứng tác động, điều này sẽ làm nạn nhân đau đớn và khiến vết thương bị tổn thương nghiêm trọng, không tập trung đông người lại gần khu vực nạn nhân nằm điều này sẽ làm ngợp khí khó thở.

- Khi  đưa nạn nhân bị điện giật từ trên cao xuống , hãy dùng các công cụ cần thiết để đưa nạn nhân xuống nhẹ nhàng và thuận lợi, bạn có thể báo bên điện lực để được hỗ trợ chuyên nghiệp.

- Nghiêm cấm hành động dội nước, thoa dầu nóng, cạo gió, xoa bóp cho nạn nhân, việc này sẽ làm nguy hiểm đến tính mạng người bị điện giật

- Thấy nạn nhân bị tổn thương về đốt sống lưng và cổ hãy báo xe cấp cứu chuyển ngay nạn nhân vào bệnh việc cấp cứu và điều trị

Nạn nhân mất nhận thức, thở khó khăn hoặc ngưng thở:

Sau khi ngắt nguồn điện hãy quan sát và ghé sát tai vào nạn nhân để lắng nghe nhịp thở, cử động nhịp của lồng ngực, nếu nạn nhân thở yếu hãy thực hiện hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt. Khi nạn nhân ngưng tim ngưng thở thì kết hợp xem kẽ hà hơi và ép tim ngoài lồng ngực.

- Đưa nạn nhân đến khu vực thoáng khí.

- Nới lỏng lưng quần nạn nhân, tháo bớt nút áo giúp nạn nhân dễ thở

- Cho người bị nạn ngửi amoniac hoặc nước tiểu.

- Ma sát toàn thân người bị nạn cho nóng lên

Cách thực hiện hô hấp nhân tạo cơ bản:

  • Tiến hành thổi hơi vào mũi hoặc miệng, tần suất thổi 10-13 lần/ phút, đối với trẻ nhỏ không thự thở được hãy nâng nhẹ cằm áp miệng trùm mũi và miệng của trẻ, tay giữ miệng của trẻ và thổi hơi vào, thổi ngạt 2 hơi, mỗi hơi 1 giây đẩm bảo lồng ngực trẻ phồng lên.

suy-ho-hap-cap-va-phuong-phap-so-cap-cuu-co-ban-2_800x450.jpg (220 KB)

Cách thực hiện hô hấp nhân tạo

- Ép tim ngoài lồng ngực 100 – 120 lần/phút, với người lớn và trẻ em, riêng người trẻ có thể làm nhanh và nhiều lần hơn.

- Với người lớn, xác định chính xác vị trí ép tim tại 1⁄2 dưới xương ức, đặt ngón trỏ cạnh ngón giữa để đảm bảo vị trí ép cách mũi ức 2 khoát ngón tay. Đặt gót bàn tay kia lên phía trên mu bàn tay đang đặt trên xương ức, các ngón tay đan vào nhau. Duỗi thẳng 2 khuỷu tay vuông góc với thành ngực người bệnh và giữ nguyên tư thế này trong suốt quá trình ép tim và bắt đầu ép tim đủ nhanh và mạnh với 1 chu kỳ gồm 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt.

- Khi ép tim, cần dùng trọng lượng cơ thể ấn lồng ngực nạn nhân lún xuống ít nhất 5cm và phải đảm bảo ép thẳng xuống xương ức. Lúc sơ cứu, cần đếm to trong quá trình ép từ 1 đến 30 và không rời bàn tay khỏi xương ức trong quá trình ép tim.

- Khi thấy nạn nhân bị thương do bị điện giật bỏng hãy dùng băng gạt hoặc vải sạch đắp lên vết thương, giữ ấm cơ thể người bạn nạn, điều quan trọng nhất bạn hãy nhờ người khác có mặt tại hiện trường gọi ngay cho nhân viên y tế đến đễ có cách xử lý đúng đắn kịp thời trong lúc bạn đang sơ cứu nạn nhân, hãy nhớ trong tình huống này nhân viên y tế là người có đủ kỹ năng và kiến thức để có thể cứu chữa nạn nhân cách chuẩn xác nhất tỷ lệ cứu sống sẽ cao hơn, nếu bạn không có đủ kiến thức sơ cứu sẽ dễ làm nạn nhân rơi bị biến chứng nặng

III. NHỮNG LƯU Ý GIỮ AN TOÀN ĐIỆN

Rõ ràng điện có vai trò rất quan trong trong đời sống của con người, ngoài những tác dụng và lợi ích to lớn điện mang lại thì nếu sử dụng sai cách và không có kiến thức cứu người bị điện giật sẽ dễ dẫn tới những hậu quả nặng nề, chúng ta hãy lưu ý những cách để giữ an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng qua những cách dưới đây:

1. Nên chọn sản phẩm thiết bị điện chất lượng, không dùng thiết bị điện đã lỗi

2. Cần biết các lắp đặt thiết bị điện đúng cách , ngắt nguồn điện trước khi thay bóng đèn và sữa chữa thiết bị điện

3. Nên chú ý vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc điện

thiet_bi_dien_cong_nghiep_m.jpg (86 KB)

4. Cẩn thận giữ khoản cách và lắp đủ phụ kiện cho nguồn điện trong gia đình

5. Hãy tránh xa nhưng nơi có nguồn điện nguy hiểm

6. không nên vừa sạc vừa sử dụng thiết bị đang kết nối nguồn điện, không lắp nhiều thiết bị vào cùng 1 ổ cắm.

7. Lưu ý cách lắp thiết bị điện tùy từng khu vực trong gia đình tại vị trí dễ thấy và tiện đóng ngắt

8. Nên rút và gắn phích cắm đúng theo hướng dẫn của hãng

9. Nếu thiết bị điện bị cháy không dùng nước để dập dễ dẫn đến giật điện

10. Không lắp ổ điện ở khu vực ẩm ướt, dễ bị mưa tạt

11. Nên định kỳ bảo trì các thiết bị điện

12. Cần trang bị bảo hộ đầy đủ

anhbaihanh23922.jpg (584 KB)

13. không dùng tay ướt chạm vào thiết bị điện

14. chú ý quá trình vận hành của thiết bị điện

15. Không lắp đặt tự phát gần công trình lưới điện

Hầu hết những nguyên nhân giật điện đều do thiết bị điện bị rò rỉ, mạch điện hở và quá trình sử dụng điện thiếu an toàn không đúng cách, điều đầu tiên chúng ta cần làm là tuân thủ đúng các yêu cầu sử dụng điện việc này sẽ dẫn đến không xảy ra sự cố điện giật, hãy trang bị kiến thức sơ cứu điện giật để bảo vệ người thân và gia đình đúng cách trong trường hợp bất trắc.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

Ziben Việt Nam

Công ty TNHH Thương mại K&L Việt Nam
Email: [email protected]
Hotline: 0934650886 - 0386148798
Hà Nội: Tòa nhà 46B, khu tái định cư LK19A-19B, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội.
HCM: Phòng 01-17 S3 The Sun Avenue 28 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Quận 2, TP Hồ Chí Minh.

5/5 (1 bầu chọn)